Một vài nét về chương trình môn Tin học.
Bối cảnh Giáo dục VN trong thời đại 4.0
- Thời đại 4.0
- Tin học trở thành nền tảng tích hợp các lĩnh vực khoa học khác
- Bài toán lớn được đặt ra là: Làm thế nào để tạo ra cho xã hội lực lượng lao động 4.0 có kiến thức và kĩ năng liên tục cập nhật đáp ứng được môi trường lao động mới giàu công nghệ và liên tục phát triển.
Điều này đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Những điểm nổi bật của CT GDPT nói chung và môn Tin Học nói riêng.
1. Chương trình có tính pháp lí, SGK là tham khảo, tùy chọn;
2. Chương trình chuyển định hướng từ nội dung sang năng lực;
3. Chương trình chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (ở bậc TH và THCS) và giai đoạn định hướng nghề nghiệp (ở bậc THPT). Giai đoạn 2 có tính phân hóa cao, có tính mở lựa chọn môn học và chuyên đề học tập tùy chọn.
4. Phương pháp giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Do đó chú ý tới các phương pháp: Dạy học phân hóa, Dạy học tích hợp, Dạy học tích cực. Chú trọng Dạy tự học và Dạy học gắn liền với thực tiễn.
5. Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá phẩm chất, năng lực. Cụ thể là căn cứ trên mức đạt được của yêu cầu cần đạt. Chú trọng đánh giá sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Môn Tin Học sẽ dạy như thế nào?
a) Làm thế nào để dạy phẩm chất? Có 2 con đường:
- Thông qua nội dung dạy học Tin học: Mạch kiến thức về DL và từ 07 chủ đề Tin học (A: Máy tính và xã hội tri thức; B: Mạng máy tính và Internet; C: Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin; D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số; E: Ứng dụng tin học; F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính; G: Hướng nghiệp với tin học.)
- Thông qua phương pháp dạy học và tổ chức dạy học môn Tin học.
b) Làm thế nào để dạy học phát triển phẩm chất, năng lực ? :
- Thực hiện phương pháp dạy học phát trển phẩm chất, năng lực: Dạy học phân hóa, Dạy học tích hợp, Dạy học tích cực (thông qua hoạt động học) và ở Tiểu học là các “Mẫu dạy học” điển hình.
Chương trình đào tạo môn Tin Học có điểm gì mới, tập trung vào những điểm nào, học như thế nào cho hiệu quả?
1. Môn Tin học chuyển từ tự chọn sang bắt buộc ở TH và THCS, còn ở THPT phân hóa sâu với 2 định hướng ICT và KHMT tùy chọn;
2. Chương trình tiếp cận theo năng lực, xác định năng lực Tin học là năng lực đặc thù chung cho mọi học sinh, tiếp cận chương trình Anh, Mĩ qua 3 mạch kiến thức: CS, ICT và DL, có tính hệ thống xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua 7 chủ đề.
3. Đưa mới chủ đề "Đạo đức và pháp luật văn hóa trong môi trường số” và “Hướng nghiệp với Tin học”.
4. Ở THPT có các cụm chuyên đề học tập về 2 định hướng ICT và CS; Chương trình có tính mở cao: Ngay ở tiểu học đã có chủ để lựa chọn, các phần mềm tùy chọn,...
* Chú ý: Yếu tố đầu tiên để môn Tin học thành công ở GDPT là Lãnh đạo, CBQL, xã hội cần hiểu đúng nội hàm môn Tin học để có các quyết sách đúng đắn tránh hiểu sai dẫn đến không học, học qua loa, nhìn nhận sai vai trò của giáo viên Tin học,...
Ghi chú thêm (không đưa vào lời thoại nhưng để bổ sung khi cần thiết)
1. Năng lực tin học
Chương trình mới môn Tin học là môn cốt lõi giúp hình thành và phát triển cho mọi học sinh năng lực tin học là một trong các năng lực đặc thù được xác định trong chương trình tổng thể. Năng lực tin học bao gồm 5 năng lực thành phần
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện ICT;
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của ICT;
- NLd: Ứng dụng ICT trong học và tự học;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số.
2. Ba mạch kiến thức DL, ICT và CS hòa quyện
- CS nhằm trả lời câu hỏi “Hệ thống máy tính hoạt động như thế nào?” nên tập trung nghiên cứu nguyên lí cơ bản hoạt động của hệ thống máy tính. CS liên quan đến tư duy máy tính, tư duy thuật toán, kĩ thuật lập trình,... nhằm tạo ra giải pháp phát triển các hệ thống mới bằng cách viết phần mềm mới. CS giúp học sinh có tiềm năng trở thành người sáng tạo, là tác giả các công cụ tính toán (cả phần cứng và phần mềm) trong tương lai.
- ICT và DL nhằm trả lời câu hỏi “Hệ thống máy tính được sử dụng như thế nào?” nên tập trung vào việc lựa chọn và đánh giá sáng tạo các giải pháp sử dụng và áp dụng tổ hợp các phần mềm, phần cứng hiện có sẵn để phát triển các hệ thống và dịch vụ IT, phục vụ xã hội, cộng đồng và cá nhân. ICT và DL giúp học sinh sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính để trợ giúp học tập và giải quyết vấn đề thực tế của cuộc sống.
3. Cách tiếp cận mới về tư duy thuật toán và lập trình
Nội dung thuật toán và lập trình trong chương trình mới theo cách tiếp cận mới, trải rộng trong cả 3 cấp học. Ở tiểu học và trung học cơ sở, việc sử dụng ngôn ngữ lập trình trực quan làm cho học sinh ngay từ nhỏ tuổi sớm tự làm ra được sản phẩm số, gây được hứng thú học tập và động viên được học sinh khám phá cách điều khiển máy tính theo ý tưởng của mình.
4. Chú trọng thực hành, trải nghiệm sáng tạo và làm ra sản phẩm số
Khắc phục điểm yếu của chương trình hiện hành là thiếu sự kết hợp tốt giữa học và vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tế, trong chương trình mới việc dạy học được khuyến khích thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thực tế.
5. Chú trọng giáo dục về đạo đức pháp luật và ảnh hưởng của Tin học trong thế giới số
Thế giới ngày nay bao gồm cả thế giới thực và thế giới số. Chương trình mới quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng của tin học lên xã hội, đảm bảo nguyên lí “vừa dạy chữ vừa dạy người”, đặc biệt trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới ảo. Thông qua nội dung và yêu cầu cần đạt ở các chủ đề, nhất là ở chủ đề “Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số” kết hợp giáo dục các phẩm chất, năng lực cốt lõi, ứng xử có văn hóa cả trong thế giới thực và đặc biệt trong thế giới ảo. Đây là chủ đề mới chưa được coi trọng đúng mức trong chương trình hiện hành.
6. Quan tâm giáo dục STEM, bình đẳng giới, tài chính, dân số và sức khỏe,..
Thông qua một số chủ đề học tập, đặc biệt thông qua hoạt động trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm hoàn thiện để cài đặt, tích hợp các yêu cầu nhằm ngoài mục tiêu chính là góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học, còn góp phần giáo dục hướng nghiệp, giáo dục STEM, giáo dục bình đẳng giới và giáo dục tài chính, giáo dục dân số, sức khỏe, ... Các nội dung này được quan tâm, chú ý hơn so với chương trình hiện hành là một điểm mới góp phần giáo dục học sinh toàn diện hơn.
7. Chú trọng phát triển Chương trình hướng tới Giáo dục 4.0
So với chương trình hiện hành chương trình mới có nhiều điểm mới không chỉ là cập nhật thêm một số chủ đề mới mà quan trọng hơn là theo cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, đây là một thách thức đòi hỏi giáo viên phải chủ động tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tự tìm hiểu thêm qua các tài liệu tham khảo khá phổ biến trên Internet, dễ dàng khai thác. Các buổi sinh hoạt định kì thường xuyên của tổ chuyên môn Tin học cần đưa các điểm mới trong chương trình ra trao đổi cùng thống nhất nhận thức đúng và triển khai thực hiện thuận lợi cho tất cả giáo viên.
Kính chúc quý thầy/cô sức khỏe, thành đạt.
Bình luận (0)
Bài viết nổi bật
Bài viết xem nhiều
-
Một vài nét về chương trình Hoạt động trải nghiệm.
15/01/2021 1 -
Một vài nét về chương trình môn Công nghệ.
15/01/2021 0 -
Một vài nét về chương trình môn Tin học.
15/01/2021 0 -
Một vài nét về chương trình môn Mĩ thuật.
15/01/2021 3 -
Một vài nét về chương trình môn Âm nhạc.
15/01/2021 2