Một vài nét về chương trình Hoạt động trải nghiệm.

System Admin 15/01/2021 | 03:51 1301 1

Kính thưa quý thầy/cô !

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi căn bản tư duy của con người.Cách mạng trí tuệ nhân tạo mang lại cho chúng ta cơ hội và thách thức. CT GDTT 2018 ra đời trong bối cảnh này, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống , cần thiết và khả thi cho giáo dục nước nhà
  • Điểm nổi bật của CT GDPT tổng thể 2018 là đề xuất được yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Có 5 phẩm chất và 10 năng lực, trong đó có 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù. Với hoạt động trải nghiệm với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc ở tiểu học có 3 năng lực đặc thù, bao gồm

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống

+ Năng lực định hướng nghề nghiệp

  • Giáo dục trải nghiệm là hoạt động(không phải là môn học), được tiến hành trong 105 tiết trong môn năm học với các loại hình: Sinh hoạt dưới cờ; Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Như vậy, mỗi tuần sẽ có 3 tiết cho 3 loại hình trên, ngoài ra, còn có hoạt động không bắt buộc- đó là Sinh hoạt câu lạc bộ; thực hiện ngoài giờ.
  • Hoạt động trải nghiệm bao gồm 4 mạch nội dung như Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên; và Hoạt động hướng nghiệp, trong đó hoạt động trải nghiệm lớp 1 chưa đề cập đến mạch nội dung Hoạt động hướng nghiệp
  • Từ các mạch nội dung này, hoạt động trải nghiệm đề cập đến các Phương thức  tổ chức, bao gồm: Phương thức Khám phá; Phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức cống hiến và phương thức nghiên cứu. Với các phương thức này, sẽ cụ thể hóa các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm hỗ trợ giáo viên trong công tác giản dạy và tổ chức
  • Điểm nội bật của chương trình hoạt động trải nghiệm được thể hiện tường minh trong các bộ SGK lớp 1, đó là:

+ Nội dung, hình ảnh đảm bảo tính vùng miền

+ Phương thức tổ chức phong phú, không gian trải nghiệm trải dài, linh hoạt

+ Sách có độ mở, dễ sử dụng, luôn tích hợp với nội dung giáo dục địa phương

+ Hình ảnh, màu sắc, các nhân vật phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học

+ Phần đánh giá rõ ràng sau mỗi chủ đề, đảm bảo hình thành phẩm chất và năng lực với:

          + Học sinh tự đánh giá

          + Học sinh đánh giá đồng đẳng

          + Phụ huynh và lực lượng khác tham gia đánh giá

          + Giáo viên đánh giá

  • Tâm thế giáo viên khi triển khai Hoạt động trải nghiệm luôn tràn đầy năng lượng, có sự hiểu biết sâu về chương trình cũng như có kiến thức tổng hợp các môn học của tiểu học. Tham gia thực hiện hoạt động trải nghiệm ở tiểu học bao gồm giáo viên chủ nhiệm, các thày cô dạy các môn học năng khiếu (Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất….). Tổng phụ trách và sự điều phối, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Hoạt động giáo dục trải nghiệm là dựa trên sự sai lầm của trẻ, và vì sự tiến bộ của chính các em
  • Chúc quý thầy/cô sớm hòa nhập và nắm bắt phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực và triển khai thành công CT GDPT mới đối với chương trình Hoạt động trải nghiệm.

     Chúc quý thầy/cô sức khỏe và thành đạt!

Bình luận (1)