Một vài nét về chương trình môn Lịch sửa và Địa lí.
Kính chào Quý thầy/cô !
Sau 10 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp Đổi mới và đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo.
Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin. Những thành tựu của sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Để diễn đạt bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại người ta đã nói đến một thời đại tin học với sự bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó chính là nền tảng khoa học – công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức. Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi, nếu không nói là đảo lộn nhiều triết lý, quan niệm, phương thức tổ chức và hoạt động của hầu hết các lĩnh vực mà trước hết và chủ yếu lại chính là giáo dục và đào tạo.
Vì vậy, đổi mới giáo dục là cần thiết. Cuối năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông các môn học. Chúng ta đang bước vào một lộ trình đổi mới chương trình và Sách giáo khoa mới.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 nhấn mạnh một nội dung quan trọng là chuyển từ một chương trình giáo dục chủ yếu tiếp cận nội dung sang một chương trình giáo dục chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Chương trình các môn học trong đó có chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học cũng theo định hướng chung là chú trọng các phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Một số điểm mới trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí:
- Tính tích hợp cao và nhuần nhuyễn ở mức độ tích hợp liên môn giữa Lịch sử và Địa lí.
- Chú trọng lựa chọn điểm: những tri thức lịch sử và địa lí tiêu biểu của vùng, miền, quốc gia và thế giới.
- Mạch nội dung được sắp xếp theo sự mở rộng dần về không gian (không gian tự nhiên: địa phương – vùng, miền – quốc gia – thế giới; không gian xã hội (cá nhân – địa phương – cộng đồng).
- Chú trọng tính thực tiễn, thực hành để giúp học sinh có thể vận dụng các tri thức lịch sử và địa lí vào cuộc sống, đưa môn học đến gần hơn với cuộc sống của học sinh.
Mặc dù có nhiều điểm mới như vậy, nhưng việc thực hiện chương trình Lịch sử và Địa lí 2018 cũng có nhiều thuận lợi đối với các thầy, cô, chương trình 2018 cũng kế thừa nhiều điểm từ chương trình hiện hành. Các khóa tập huấn về chương trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học; cách kiểm tra, đánh giá; xây dựng kế hoạch bài học,… sẽ lần lượt được tập huấn đến các thầy, cô cho đến khi chương trình được thực hiện trong thực tiễn. Đây là bước chuẩn bị cẩn trọng và chu đáo để giúp các thầy, cô có thể yên tâm đón nhận và thực hiện chương trình Lịch sử và Địa lí 2018.
Kính chúc quý thầy/cô sớm hòa nhập và nắm bắt phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và triển khai thành công CT GDPT mới đối với môn Lịch sử và Địa Lí
Kính chúc quý thầy/cô sức khỏe và thành đạt.
Bình luận (0)
Bài viết nổi bật
Bài viết xem nhiều
-
Một vài nét về chương trình Hoạt động trải nghiệm.
15/01/2021 1 -
Một vài nét về chương trình môn Công nghệ.
15/01/2021 0 -
Một vài nét về chương trình môn Tin học.
15/01/2021 0 -
Một vài nét về chương trình môn Mĩ thuật.
15/01/2021 3 -
Một vài nét về chương trình môn Âm nhạc.
15/01/2021 2